Tập đoàn Honda vừa công bố “Báo cáo Bền vững 2022” trong đó nêu chi tiết cách tiếp cận của Honda đối với tính bền vững và những sáng kiến hướng đến Tầm nhìn 2030 để phục vụ mọi người trên toàn thế giới với “niềm vui khai phá tiềm năng của mỗi cá nhân”, từ góc nhìn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG - Environment, Social and Governance).
Thúc đẩy quá trình điện hóa là một trong những biện pháp và sáng kiến mà Honda đang tập trung làm. Với ngày càng có nhiều sản phẩm sử dụng điện, từ ô tô đến mô tô, Honda tin tưởng con đường này sẽ giảm khí thải CO2, qua đó giảm đi rủi ro về biến đổi khí hậu. Honda cũng đề cập đến các vấn đề khi sử dụng năng lượng thay thế. Thêm vào đó, pin gắn trên các phương tiện điện có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng cho các hoạt động vui chơi hoặc trong trường hợp khẩn cấp, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Với niềm tin son sắt này, Honda đặt mục tiêu điện hóa 15% mô tô, 30% ô tô và 36% thiết bị năng lượng trong số lượng bán hàng toàn cầu của mình vào 2030. Để đạt được mục tiêu này, công ty đang nắm bắt tất cả các cơ hội kinh doanh bằng cách tăng cường mở rộng và nâng cấp các dòng sản phẩm của mình. Vào tháng Mười 2021, Honda thông báo rằng sau 2030, họ sẽ không tung ra thêm xe chạy xăng mới nào nữa ở Trung Quốc và tất cả xe mới tại Trung Quốc đều chạy điện (gồm cả hybrid và điện). Trong vòng năm năm tới, Honda sẽ tung ra 10 mẫu xe thuộc dòng e:N, thương hiệu xe điện đầu tiên của Honda ở Trung Quốc, và lên kế hoạch xuất khẩu những mẫu xe này ra các thị trường khác.
Với thông điệp chính là “loại bỏ tác động môi trường”, Honda nói rằng họ nhắm tới việc trung hòa carbon vào năm 2050. Theo đó, họ sẽ tăng tỷ lệ xe điện (EV - electric vehicles) và xe chạy bằng pin nhiên liệu (fuel cell vehicles - FCV) trong tổng doanh số ở tất cả thị trường chính cộng lại lên 40% vào 2030, 80% vào 2035 và 100% toàn cầu vào 2040.
Một thách thức lớn trong kỷ nguyên xe điện là mua pin trên toàn cầu. Cách tiếp cận của Honda đối với thử thách này là mua pin từ các đối tác bên ngoài vào thời điểm hiện tại và tăng tốc quá trình nghiên cứu và phát triển độc lập trong tương lai. Đối với việc mua sắm pin lithium-ion lỏng cần thiết cho thời điểm hiện tại, Honda đặt ra các chính sách mua sắm tương ứng cho từng thị trường chính, dựa trên cam kết “xây dựng pin EV gần với địa điểm sản xuất xe” để duy trì khả năng cạnh tranh dựa treeb vòng đời sản phẩm. Honda đặt mục tiêu đảm bảo khối lượng mua pin ổn định bằng cách tăng cường quan hệ đối tác bên ngoài.
Honda sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển độc lập pin thể rắn, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa chúng vào nửa cuối thập niên 20. Hiện tại, Honda đang tiến hành kiểm chứng công nghệ và quy trình sản xuất tại phòng thí nghiệm của mình để xác định hiệu suất mục tiêu của pin. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu suất khi sản xuất hàng loạt và kiểm chứng tính ưu việt về mặt chi phí và an toàn, Honda đã quyết định xây dựng một dây chuyền thử nghiệm tại thành phố Sakura, tỉnh Tochigi, gồm cả thiết kế và sản xuất. Kế hoạch là đầu tư khoảng 43 tỷ yên (khoảng 320 triệu USD) và đi vào hoạt động vào mùa xuân năm 2024.
Honda đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển với mục tiêu đưa pin tự sản xuất vào các mẫu xe sẽ được giới thiệu ra thị trường vào nửa cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, việc sản xuất pin hàng loạt là một thách thức ngay cả đối với Honda. Công ty sẽ chủ động tăng nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và sản xuất. Trong giai đoạn đầu của quá trình phổ cập xe điện (từ hiện tại đến nửa cuối thập kỷ này), Honda sẽ tung ra các sản phẩm phù hợp với các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Để xe điện được sử dụng rộng rãi hơn nữa (từ nửa cuối thập kỷ này trở đi), Honda sẽ phát triển chiến lược của mình từ việc giới thiệu “xe điện tốt nhất cho từng khu vực” sang “xe điện tốt nhất toàn cầu”.
Vào năm 2026, Honda sẽ bắt đầu áp dụng Honda e: Architecture, một nền tảng xe điện mới kết hợp phần cứng và phần mềm. Cụ thể hơn, nó kết hợp phần cứng của EV, bao gồm cả pin, với điện tử như là nền tảng cho công nghệ over-the-air (OTA) cần thiết để cập nhật các chức năng của xe sau này. Bằng cách kết hợp phần cứng và phần mềm, Honda sẽ có thể duy trì kết nối với khách hàng sau khi bán sản phẩm và cung cấp các dịch vụ và giá trị khác nhau. Công ty dự định cung cấp giá trị gia tăng mà chỉ Honda có cho khách hàng của mình bằng cách áp dụng nền tảng này cho các sản phẩm di chuyển khác trong tương lai. Trong khi đó, thông qua liên minh với GM, Honda đang có kế hoạch giới thiệu xe điện có giá cả phải chăng vào năm 2027, với chi phí và phạm vi hoạt động sẽ tương tự như xe chạy bằng xăng. Dưới sự phát triển chung, Honda sẽ tiếp tục mở rộng nền tảng cho việc sử dụng rộng rãi xe điện trên toàn cầu.
Đến năm 2030, Honda có kế hoạch tung ra 30 mẫu xe điện trên toàn cầu, với đầy đủ các dòng xe từ xe điện mini sử dụng thương mại đến các mẫu xe cao cấp và đạt sản lượng sản xuất hàng năm hơn 2 triệu chiếc. Để đạt được và duy trì con số đó, Honda đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện chuyên dụng ở Vũ Hán và Quảng Châu, Trung Quốc, và một dây chuyền sản xuất xe điện chuyên dụng ở Bắc Mỹ. Honda cam kết “tìm nguồn cung ứng và sản xuất các sản phẩm gần với thị trường” theo vòng đời sản phẩm. Vì chiến lược này sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh, Honda sẽ kiểm tra năng lực sản xuất cần thiết cho từng thị trường chính một cách kịp thời.
Honda điện hóa 15% mô tô, 30% ô tô vào năm 2030, và hướng tới 100% vào 2040
Article written by lequockhanh, published 4/7/22.
Chủ đề