bên chú có làm lẻ chén cổ bi đũa ko...tại con nghe bạn con nói giờ bên chú chỉ làm combo thôi....nếu có thì giá bao nhiu vậy chú
So sánh 3 kiểu gắn phuộc nhún căn bản nhé. Cho dù gắn phuộc nhún kiểu gì thì cái gắp sau xe vẫn hoạt động như cánh tay đòn xoay tròn có tâm (O) là bạc gắp sau. 1. Theo kiểu phổ thông. Phuộc đứng ( hơi xéo ) bắt một đầu vào khung xe, một đầu chỗ tâm bánh xe sau. Lực tại A có F1 là lực nâng lên do mặt đường tác động vào bánh xe. F2 là lực giữ của gắp bắt vào đầu phuộc không cho phuộc tuột ra phía sau. Tổng hợp ta có vetor lực F3 tác động vào phuộc. 2. Theo kiểu monoshock. Thường đối với các xe thể thao (sport bike) cần có trọng lượng nhẹ để tăng tốc tốt hơn - người ta thường áp dụng hệ giảm xóc sau đơn và đặt ở giữa (monoshock). Lực tác động vào phuộc tương tự như kiểu (1) nhưng do tay đòn O-A2 ngắn hơn O-A1 nên lực tác động lớn hơn. Độ lớn này tỉ lệ nghich với độ ngắn của khoảng cách O-A2 Với dòng xe thiên về tính thể thao người ta dùng kiểu (2) này tuy lực tác động vào phuộc lớn hơn, đòi hỏi kết cấu chịu lực tốt hơn( giá thành cao hơn ). Bù lại trọng tâm xe được tập trung vào giữa, khoảng nhún của phuộc ngắn hơn nên đáp ứng nhanh hơn. 3. Phuộc ngang của HP. Được KS.Sơn ấp ủ và thực nghiệm với thiết kế chưa từng có trên thế giới. Về thực tế cũng như lý thuyết, phuộc phải được đặt ra khỏi tâm gắp. Nếu gắn ngang (song song ) mà đi qua tâm gắp thì chuyện không nhún được là hiển nhiên không cần bàn cãi. Trên cơ sở đó KS.Sơn phải thêm một cái pát dời nó lên chút xíu. Đương nhiên điểm O- A3 sẽ nghiêng lên chút xíu khiến vector lực F1 lúc này hơi nghiêng vô trong chút xíu. Với cơ sở hình chụp phuộc ngang công bố thì chỉ vẽ được đến như vậy. Rõ ràng lực F3 lúc này sẽ bằng F1 nhân với cos (F1-F3). Khi góc (F1-F3) càng gần 90 độ thì cos (F1-F3) là rất lớn. Nghĩa là lực tác động vào phuộc vô cùng lớn. Khi xuất hiện F3 thì ngay chỗ pát gắn phuộc với gắp chịu một lực F2 tính bằng F3 nhân với sin (F1-F3). Vì (F1-F3) gần bằng 90 độ nên sin(F1-F3) gần bằng 1. Có nghĩa điểm A3 chịu một lực gần bằng với F3 rất lớn. Nếu so sánh F1 ở trương hợp này với trường hợp (1) thì bản thân nó đã lớn hơn bây giờ nhân với hệ số góc cos gần 90 độ này nữa thì nó lớn cỡ nào. Trong thiết kế của Z1000 nó không nhân vói hệ số mà chia 2 cho nhỏ đi. ( cần thì tôi vẽ phân tích lực cho ). Là kỹ sư chắc chú thừa hiểu A x (B+C) < A x B x C vậy mà chú chọ phương án thiết kế A x B x C. Theo kết cấu khung xe hiện tại gắp quay quanh trục O thì kiểu gì điểm A3 cũng đi theo cung tròn có bán kính O-A3. Lực phát sinh sẽ gần như vuông góc 90 độ với phuộc. Không biết KS.Sơn nói là nó đè thẳng vào phuộc là đè kiểu gì ? KS thời buổi này mà không biết vẽ hay tính toán thì bỏ đi, đừng nói chuyện kỹ thuật. Tôi chẳng phải KS, chỉ là ham thích vật lý thời đi học phổ thông thôi cũng vẽ được mấy cái này.
Mình cũng thắc mắc , cây phuộc zin đã xì dầu , sau đó chêm long đền mà còn ôm cua đường Dầu Tiếng (10km giường nằm) đạt tới vận tốc 123km/h GPS (160km/h đồng hồ zin ex 2010) mới bắt đầu có dấu hiệu sàng đuôi , bê sang đường bên kia . Nếu HP ko test khả năng chịu đựng cũng như giới hạn của phuộc ngang ở tốc độ cao thì cho mình hỏi tại sao phải sử dụng phuộc ngang này ???
Ôi càng đọc càng không hiểu gì hết :79: Nhưng thấy mọi người tranh luận vui quá Mình chỉ hỏng hiểu lực ngang tác động vào ống nhún là từ đâu ra? Vì vất lý 10 (Link: http://thuvienvatly.com/tai-lieu/neohacker/sgk-vat-ly-10/GTDT/Bai%20hoc/Bai24.Cong-Cong%20suat.htm) hình 24.3 F là lực hấp thụ từ mặt đường. thì công sinh ra theo phương ngang =0, và gốc anpha phải: 0<anpha< 90 thì mới có công sinh ra. (mục a) ) Phụt đặt nằm ngang -> công = 0 <-> S (hành trình phụt) = 0 hoặc F (lực tác dụng lên phụt) =0. Đúng không ta?:101:
Nếu mà giả sử ông sơn đúng( giả sử thôi nha), thì sẽ còn 1 cánh tay đòn bên dưới gắp nối vào phần màu xanh( trên tấm hình chụp xe bác ấy), làm cho gắp nảy lên xuống, nhưng vẫn làm cho điểm A3 đi từ ngoài vào trong theo phương tịnh tiến ngang chứ ko đi theo cung tròn O-A3, vì nếu nó đi theo cung tròn thì nó đúng rất vớ vẫn, mà minh thấy phần xanh có 2 bạc đạn chà bá thì thi phải. Điều chúng ta thắc mắc ở đây là phần cấu tạo bên dưới đang là ẩn số, chứ nếu điểm A3 mà chuyển động theo đường tròn O-A3 thì đây đúng là thiết kế thảm hại
Nếu nói về xe có phuộc sau đặt nằm ngang thì từ xưa xưa lắm từ thời " Hittler " còn ở truồng ra phố đã có ( xe hiện đang trưng bày ở viện bảo tàng Hambourg ) . Nhưng khác nhau ở thiết kế dùng lực mà thôi .
hên là em ngu vật lý nên đọc không hiểu gì hết, nhưng mấy anh mấy chú chém nhau coi cũng vui quá trời
Bởi vậy nên mới có mấy chú gà bị lừa theo kiểu như bộ tiết kiệm xăng HS, mấy cái bộ thông gió chỗ nắp nhớt .....
Nhìn cái hình thiết kế từ bụng mình suy ra người khác dân có học CƠ chắc ai cũng biết : xuống chống ngồi lên là XỤM BÀ CHÈ :143: đừng nói gì mà chạy với thi . Tư duy gì cũng biết :73::73: